Con Đường Thập Giá
Thưa quý thính giả,
Chúng ta đang sống trong Tuần Thánh và Chúa Nhật tuần nầy chúng ta sẽ kỷ niệm Lễ Phục Sinh, mừng ngày Chúa sống lại. Nhưng trước khi bước đến ngày huy hoàng đó là những thương đau Chúa Giê-xu đã trải qua vì tội của nhân loại. Câu chuyện Phúc Âm hôm nay và trong những tuần sắp tới sẽ dẫn chúng ta trở lại thánh địa, để chúng ta đi theo những bước chân của Chúa Cứu Thế để giúp chúng ta nhìn tường tận hơn sự hy sinh cao cả của Chúa và thêm lòng tin nơi Chúa. Đối với quý vị chưa phải là con dân Chúa, chúng tôi ước ao những bước chân nầy sẽ giúp quý vị thấy rõ hơn về ý nghĩa cái chết của Chúa Giê-xu và sớm đặt lòng tin nơi Chúa để hưởng ơn cứu rỗi của Ngài. Đó là mục đích duy nhất của Chúa Giê-xu khi Ngài giáng trần 2,000 năm trước.
Nhiều tháng trước khi xảy ra việc Chúa Giê-xu bị bắt, bị xét xử cách bất công và cuối cùng bị đóng đinh trên cậy thập tự, Chúa Giê-xu đã nói trước cho các môn đệ của Chúa biết rằng Ngài sẽ đến Giê-ru-sa-lem. Chịu khốn khổ bị giết và ngày thứ ba Ngài sẽ đến Giê-ru-sa-lem, chịu khốn khổ bị giết và đến ngày thứ ba sẽ sống lại. Khi Chúa nói trước cho các môn đệ biết về việc Ngài phải chịu những điều như vậy, một môn đệ biết về việc Ngài phải chịu những điều như vậy, một môn đệ thân tín là sứ đồ Si-môn Phê-rô đã thưa với Chúa rằng: “Thiên Chúa chẳng bao giờ để việc ấy xảy đến cho Chúa đâu.” Sứ đồ Phê-rô nói câu đó vì thương Chúa nhưng ông đã bị Chúa quở nặng. Chúa phán với ông rằng: “Ngươi chỉ suy luận theo quan điểm loài người, chứ không theo ý Thiên Chúa.” Chỉ một vài phút trước đó ông được Chúa khen là người có phước vì ông biết rõ Chúa là Chúa Cứu Thế, con của Thiên Chúa hằng sống. Trong quan điểm của sứ đồ Phê-rô, cũng như người đương thời và ngay cả chúng ta hôm nay nữa thì Chúa Cứu Thế hay vị cứu tinh khi ra tay cứu rỗi hay giải thoát nhân loại thì Ngài phải làm một việc gì khiến cho mọi người đều nể sợ mà qui phục Chúa.
Nhưng không phải như vậy, con đường Chúa đã chọn là con đường thập giá, con đường đau đớn để gánh lấy tội lỗi của nhân loại. Có ít nhất là ba bài học chúng ta ghi nhận quan con đường thập giá của Chúa Giê-xu.
1. Con đường thập giá là con đường bắt buộc
Lời Chúa dạy: “Không đổ máu sẽ không có ơn tha thứ!” Máu Chúa Giê-xu phải đổ ra để chuộc tội cho nhân loại. Con đường nhân loại đã đi là con đường tội lỗi. Tội lỗi thì phải bị hình phạt. Hình phạt đó là cái chết, tức là phân cách khỏi Thiên Chúa là nguồn sống. Thiên Chúa yêu thương không muốn cho con người bị chết mất, nhưng đồng thời Ngài cũng là Thiên Chúa công chính không thể không hình phạt tội lỗi. Giải pháp của Thiên Chúa vì vậy là sai Chúa Giê-xu đến trần gian, mang hình hài thể xác của con người, chịu hình phạt thế cho con người để cho cả công lý và bác ái của Thiên Chúa được vẹn toàn. Tội lỗi thì phải chết và Chúa Giê-xu đã gánh lấy cái chết đó cho nhân loại. Con đường thập tự giá vì vậy là con đường duy nhất để giải quyết vấn đề tội lỗi cho nhân loại và đó là con đường Chúa Giê-xu phải đi và đã đi.
2. Con đường thập giá là con đường đòi hỏi
Không có vinh quang nào lại không đòi hỏi gian khổ. Người học trò muốn có ngày ra trường đội áo mão, lãnh bằng cấp phải trải qua những năm dài gắng công ra sức học tập. Nhiều người trong cuộc đời phải trải qua những năm tháng dài cơ cực mới thông cảm hiểu biết và trưởng thành. Sứ đồ Phê-rô ca ngợi Chúa là Chúa Cứu Thế, con của Thiên Chúa hằng sống, nhưng ông quên đi rằng Chúa phải trải qua mọi nỗi đau đớn mới hoàn tất chương trình cứu rỗi nhân loại. Chúng ta sẽ cùng nhau hân hoan tưng bừng đón mừng lễ Phục Sinh trong tháng tư, nhưng trước khi đến ngày vinh quang đó, chúng ta nhớ rằng Chúa Cứu Thế phải trải qua mọi nỗi gian khổ, kể cả cái chết để cứu rỗi chúng ta. Ý Nghĩa cũa lễ phục sinh hay nói đúng hơn lễ phục sinh có ý nghĩa hay không phải bắt đầu từ cái chết. Không có chết thì cũng sẽ không có sống lại. Không gian khổ cũng sẽ không có vinh quang. Con đường thập giá Chúa Giê-xu trải qua vì vậy là con đường bắt buộc, đó cũng là con đường duy nhất dẫn đến vinh quang. Vinh quang cho Chúa và vinh quang cho chúng ta nếu chúng ta chịu tiếp nhận ơn cứu rỗi của Thiên Chúa.
3. Con đường thập giá là con đường cần thiết
Chúa phán: “Nếu ai muốn làm môn đệ Ta, phải phủ nhận chính mình, vác cây thập tự mình theo Ta.” Ai muốn làm môn đệ Ta, phải phủ nhận chính mình, vác cây thập tự mình theo Ta.” Chúa nhắc lại cây thập tự trong lời dạy nầy và Chúa gọi đó là cây thập tự MÌNH, tức là cây thập tự riêng của mỗi người chúng ta. Có lẽ chúng ta tự hỏi, một mình Chúa Giê-xu mang cây thập tự không đủ sao mà mỗi người chúng ta lại còn phải vác cây thập tự của chính mình? Một mình cây thập tự Chúa Giê-xu mang đã đủ, cái chết của Chúa Giê-xu trên thánh giá là hoàn toàn và đầy đủ để chuộc tội cho nhân loại, không ai trong chúng ta cần phải chịu chết hay đóng đinh nữa.
Lời dạy của Chúa Giê-xu nói về một ý nghĩa khác mà mỗi chúng ta nên biết để sống với ý nghĩa đó. Ý nghĩa đó như sau. Trước hết chúng ta phải hiểu câu “Vác cây thập tự mình” nghĩa là gì. Vác cây thập tự là hình ảnh của tử tội sắp bị hành hình. Người đó phải đi theo bước chân của người “đao phủ,” không còn lựa chọn nào cho mình. Trước đó Chúa Giê-xu dạy, “Phải phủ nhận chính mình.” Như vậy “vác cây thập tự mình” và “phủ nhận chính mình” mang cùng một ý nghĩa. Đó là kể mình không còn nữa, kể mình như đã chết chỉ biết tuân phục người dẫn mình đi. Chúa nói người nào muốn làm môn đệ Chúa phải làm như vậy, phải phủ nhận chính mình, vác cây thập tự mình theo Chúa. Nói như vậy nghĩa là, nếu chúng ta thật sự tin Chúa, thật sự theo Chúa, cái tôi của chúng ta kể như không còn nữa, chúng ta chết hoàn toàn, sống là bước theo chân Chúa. Có người gọi đây là triết lý vô ngã của đạo Chúa. Cái tôi không còn nữa chỉ có Thiên Chúa ngự trị tâm hồn, thay đổi và hướng dẫn cuộc đời.
Trong Mùa Chay nầy, hãy nhớ ba bài học Lời Chúa dạy chúng ta:
1. Con đường thập giá là con đường duy nhất để giải thoát nhân loại, vì tội của nhân loại phải trả bằng cái chết của Chúa Giê-xu.
2. Con đường thập giá là con đường bắt buộc để dẫn đến vinh quang vì không có chết cũng sẽ không có phục sinh.
3. Con đường thập giá cũng là con đường Bạn và tôi cần đi để kinh nghiệm được sự sống của Chúa trong chúng ta.
Mục sư Nguyễn Thỉ
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành