Xây Dựng Hôn Nhân (Bài 38)
Nguyên Tắc VII: Tha Thứ (tiếp theo)
Kính chào quý thính giả, Chúng tôi vui mừng cảm tạ Chúa vì lại được thưa chuyện với quý vị qua Câu Chuyện Gia Ðình của Chương Trình Phát Thanh Tin Lành. Hơm nay chúng tôi xin tiếp tục trình bày những nguyên tắc Kinh Thánh dạy về hôn nhân. Những nguyên tắc chúng tôi đã nói đến trước đây là: (1) Vợ chồng không ích kỷ nhưng quan tâm đến phúc lợi của nhau. (2) tùy thuộc cha mẹ và dứt khoát với những quan hệ tình cảmcủa thời độc thân. (3) Dành thì giờ trò chuyện với nhau thường xuyên để hiểu nhau, tâm đầu ý hiệp với nhau. (4) Khi gặp bất đồng ý kiến cư xử khôn ngoan để vợ chồng thông cảm và yêu nhau hơn. (5) Quyết tâm giúp nhau tránh khỏi cám dỗ tình dục, dưới mọi hình thức. (6) Cẩn thận về tiền bạc để không sa vào nợ nần. (7) Tha thứ cho nhau mãi mãi. Hôm nay chúng tôi xin trình bày tiếp về tinh thần tha thứ trong hôn nhân.
Ðặc Ðiểm Của Tha Thứ Thật
- Tha thứ phải thành thật: Người có lỗi thành thật nhận lỗi và người bị tổn thương cũng thật sự tha thứ.
- Tha thứ và quên: Khi đã tha thứ chúng ta không nghĩ đến những đau buồn người kia gây ra cho mình nữa.
- Không nhắc lại lỗi lầm cũ, không kể lại cho người khác
- Sẵn sàng tha thứ nhiều lần
Người có tinh thần tha thứ thật, khi người bạn đời có lỗi, không chỉ tha thứ và quên nhưng cũng sẵn sàng tha thứ nhiều lần. Bàn về tha thứ trong hôn nhân, một vị mục sư nọ nói, “Trong lễ cưới, cô dâu chú rể thường hứa trước mặt Chúa hai người sẽ tôn trọng nhau, vâng phục và yêu nhau suốt cả cuộc đời. Đúng ra, cô dâu chú rể cần hứa là sẽ “Yêu nhau, tôn trọng nhau, vâng phục nhau suốt đời và tha thứ cho nhau mãi mãi.” Hôn nhân không chỉ là kết hợp của hai người yêu nhau nhưng là kết hợp của hai người sẵn sàng tha thứ. Hôn nhân hạnh phúc khi vợ chồng cam kết tha thứ nhau mỗi ngày.
Chương 2 trong Sách Nhã Ca của Kinh Thánh Cựu Ước, nói về tình yêu đơi lứa và có câu như sau: “Hãy bắt cho chúng tôi những con chồn, những con chồn nhỏ phá hại vườn nho, vì vườn nho chúng tôi đang trổ bông” (Nhã ca 2:15). Tác giả gọi những chuyện nhỏ nhặ vui giữa vợ chồng là những ‘con chồn nhỏ’. “Con chồn nhỏ phá hại vườn nho” chính là những bất bình nhỏ nhặt xảy ra giữa vợ chồng, hết ngày này qua ngày khác.Những điều nhỏ nhặt đáng đĩ có thể ââm thầm phá hỏng hạnh phúc gia đình. Tác giả câu Kinh Thánh này không xem mưa gió bão táp hay những nguy hiểm lớn lao là điều đáng sợ, nhưng sợ những con chồn nhỏ hay cắn phá. Chúng gặm nhấm hàng rào và phá hủy vườn nho cách âm thầm, mỗi ngày một chút, nhưng cuối cùng sẽ tiêu hủy cả vườn nho. Tương tự như thế, chúng ta cần nhìn thấy những con ‘chồn nhỏ’ trong quan hệ vợ chồng, để cẩn thận tránh xa và bảo vệ cho hôn nhân không bị phá đổ. Dĩ nhiên, chúng ta cần tránh xa những nguy hiểm to lớn, như ngoại tình, tà dâm, bài bạc, v.v… là điều hủy phá hôn nhân cách nhanh chóng nhưng quan trọng kém, là chúng ta cần quan tâm tha thứ và bỏ qua những lỗi lầm nhỏ nhặt của nhau.
Những điều nhỏ nhặt đó có thể là thói quen trong cách nói năng, cách cư xử của người phối ngẫu mà ta không thích. Những điều này nếu không bỏ qua, không tha thứ, sẽ trở thành hàng rào vơ hình, ngăn cách vợ chồng. Những điều nho nhỏ mà ta không thích, không chấp nhận nơi người bạn đời chính là những con chồn nhỏ sẽ tiêu hủy tình yêu của hai người. Tương tự như thế, yếu tố giúp ta có một hôn nhân ngọt ngào hạnh phúc cũngcó thể đến từ những điều nhỏ nhặt hằng ngày: cách vợ chồng xưng hô với nhau, chăm sóc nhau, lo tưởng cho nhau; cách chúng ta phản ứng trước những chuyện bình thường hằng ngày. Những chăm sĩc nhỏ nhặt đầy yêu thương, cũng như cách ta xử sự trước những vấp váp nhỏ, không đáng sẽ khiến tình yêu giữa vợ chồng gia tăng hay suy giảm. Nếu vợ chồng yêu thương nhau, người này chấp nhận sai sót của người kia và sẵn sàng bỏ qua còn người kia thì cố gắng thay đổi cho tốt hơn, trong việc gì hai người cũng áp dụng nguyên tắc tha thứ và quên thì chắc chắn không có con chồn nhỏ nào có thể phá đổ hôn nhân của chúng ta được.
Có người nghĩ rằng khi mình nói với vợ hay chồng hai tiếng “tha thứ” và không nhắc đến chuyện đã xảy ra là đủ nhưng đó chưa phải là tha thứ thật. Tha thứ thật phải có sự thay đổi trong tấm lòng. Thay đổi trong tâm trí là tự nhủ rằng mình sẽ không giận không buồn và không nhớ đến việc đó nữa, nhưng thay đổi trong tấm lòng có nghĩa là sự buồn phiền, buồn giận thật sự không còn trong lòng nữa. Ðể đạt đến mức độ tha thứ này, trước hết chúng ta cần chấp nhận người bạn đời. Chúng ta cần nhắc nhở chính mình điều quan trọng sau đây: mình đã yêu và đã quyết định đi chung đường đời với nhau, mình sẽ chấp nhận người phối ngẫu để những buồn phiền nhỏ nhặt không ảnh hưởng đến tình yêu của hai người, Không những chấp nhận sai sót vấp váp của người bạn đời, chúng ta nhớ rằng mình cũng là người bất toàn, yếu đuối, cũng có những sai sót lỗi lầm tương tự. Khi cả vợ và chồng đều vui vẻ chấp nhận nhau, chấp nhận ưu điểm cũng như khuyết điểm, người này không tìm cách thay đổi người kia, vì biết rằng chỉ một mình Đức Chúa Trời có thể thay đổi lòng người. Quyết định như thế, chúng ta vẫn có những lúc bị tổn thương buồn phiền, nhưng không xem đó là quan trọng, vì hai người có một mục đích rõ ràng, mục đích đó là cùng giúp nhau cải thiện chính mình để hôn nhân được hạnh phúc bền lâu.
Sứ đồ Phao-lô khuyên chúng ta những lời sau:
Chúng ta là người mạnh, phải gánh vác sự yếu đuối cho những kẻ kém sức, chớ làm cho đẹp lòng mình. Mỗi người trong chúng ta nên làm đẹp lòng kẻ lân cận mình, đặng làm điều ích và nên gương tốt… Vậy thì anh em hãy tiếp nhận nhau cũng như Chúa Cứu Thế đã tiếp nhận anh em, để Ðức Chúa Trời được vinh hiển (Thư Rô-ma 15:1-2, 7)
Nếu thấy mình tốt hơn, hoàn hảo hơn người phối ngẫu, theo lời dạy của Kinh Thánh, chúng ta là người mạnh, người phối ngẫu là người yếu, vậy chúng ta phải gánh vác những yếu đuối của người phối ngẫu và tiếp nhận người đó như Chúa đã tiếp nhận chúng ta. Chúng ta không làm đẹp lòng mình, tức là không làm theo ý mình, không đòi hỏi mọi việc như ý mình muốn; trái lại, chúng ta làm vui lòng người lân cận. Người lân cận mà chúng ta cần làm vui lòng hơn hết chính là người mà Chúa đã ban cho cuộc đời chúng ta.
Sau khi đã tha thứ và bỏ đi những tổn thương phiền giận, chúng ta cần làm một điều quan trọng khác, đó là bắt các tư tưởng trong tâm trí vâng phục Chúa Cứu Thế, nghĩa là mời Chúa làm Chủ tâm trí chúng ta. Tâm trí và tư tưởng của con người sẽ điều khiển chính người đó. Tâm trí chúng ta đầy dẫy điều gì thì những điều đó sẽ điều khiển chúng ta. Nếu tâm trí đầy dẫy ganh ghét, kiêu ngạo, phiền giận, tham lam, giả dối, ích kỷ, v.v… những điều đó sẽ làm chủ và những gì chúng ta nói hay làm, sẽ biểu lộ ra những điều tốt đó. Trái lại, nếu chúng ta để Chúa Cứu Thế Giê-xu làm Chủ tâm trí và tấm lòng, tất cả những yếu đuối xấu xa của con người cũ sẽ không còn nhưng thay vào đó là con người mới, với những mỹ đức đẹp lòng Chúa, đẹp lòng người. Nguyên tắc Kinh Thánh mà chúng ta cần áp dụng trong hơn nhân cũng như với mọi người chung quanh là:
Phải bỏ khỏi anh em những cay đắng, buồn giận, tức mình, kêu rêu, mắng nhiếc cùng mọi điều hung ác. Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Ðức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Ðấng Christ vậy (Ê-phê-sô 4:31-32)
Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành